Một số thông tin cần biết khi đi du lịch tới đảo Lý Sơn

Huyện Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó. Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình:

Trực nhìn ngó thấy Bàn Than
Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ

Đảo Lý Sơn - biển xanh, nắng vàng

Tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến du lịch "biển đảo Lý Sơn" vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Du khách từ thành phố Quảng Ngãi đi theo quốc lộ 24B về cảng Sa Kỳ, sau đó ra đảo bằng tàu cao tốc và thuê xe máy để đến các di tích trên đảo. Khi lưu trú trên đảo, du khách sẽ được thưởng thức các món hải sản và các đặc sản gỏi tỏi, gỏi cá cơm và đồn đột.

Trên đảo có ba di tích quốc gia: đình làng An Hải (di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa bên trên), Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Và 24 chùa, am.

Ngày 13 tháng 07 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn.

Huyện đảo được mệnh danh là "Vương quốc tỏi" vì đặc sản gỏi tỏi.

Nên đi Lý Sơn vào thời điểm nào trong năm:
  • Mùa hè, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng, phù hợp cho việc đi biển
  • Mùa tỏi  Lý Sơn bắt đầu được trồng vào tháng 9 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12
  • Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18-19-20 tháng 3 (âm lịch)
Thông tin chung:
  • Hàng ngày vào lúc 8h sáng ở cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi có một chuyến tàu cao tốc đi ra Lý Sơn.
  • Từ đảo Lớn có tàu gỗ chạy lúc 8h sáng sang đảo Bé mất khoảng 30 phút, khoảng 15h thì tàu quay về. Tàu khá nhỏ nên nếu sóng to chắc không đi được. Hoặc bạn có thể mặc cả với thuyền của người dân trên đảo chở bạn ra đảo Bé với một mức giá khá mềm để chủ động thời gian đi lại. Bạn cũng có thể cắm trại tại đảo Bé để trải nghiệm cảm giác giao hòa với thiên nhiên và trời đất.
  • Lý Sơn chỉ có nhà nghỉ, không có khách sạn hay resort.
  • Mùa tỏi bắt đầu trồng đầu tháng 9, thu hoạch cuối tháng 12 hay đầu tháng 1.
  • Đặc sản của đảo có cua Huỳnh Đế, gỏi tỏi, ghẹ, ốc cừ…
  • Một số nhà hàng trên đảo: quán Viễn Đông, quán Sơn Thủy (ở gần chùa Hang). Bạn có thể điện thoại đặt đồ ăn trước để khi đi chơi hay tắm biển về mệt, ra quán là có đồ ăn luôn.
Các món ăn ngon ở Lý Sơn:
  • Bánh ít lá gai
  • Gỏi tỏi Lý Sơn
  • Ốc tượng
  • Cua Huỳnh Đế
  • Chả cá Lý Sơn
  • Cá Tà Ma
  • Dưa hấu Hắc mỹ nhân
Các địa điểm du lịch đảo Lý Sơn:

Chùa Hang:

Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.

Đình làng An Hải:

Đình làng An Hải nằm giữa xóm Trung Yên và Trung Hoà, xã An Hải, được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820. Đây là công trình kiến trúc cổ không những có giá trị về mỹ thuật, giá trị về kiến trúc mà còn là nơi thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh của các thành viên trong cộng đồng làng An Hải . Đình làng An Hải là một trong rất ít những công trình kiến trúc cổ, có niên đại xây dựng sớm còn sót lại của tỉnh Quảng Ngãi. Trong nội thất của Đình làng thờ Tam hoàng ngũ đế, Ngũ vị tiên nương (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), Tiền hiền, hậu hiền và thờ thập loại cô hồn.

Chùa đục:

Trên đảo Lý Sơn có 2 ngôi chùa là chùa Đục và chùa Hang, khách phương xa khi đặt chân đến đảo đã được nghe giới thiệu rằng, đó là một trong số những nơi không thể không đến. Đảo nhỏ, đường trên đảo cũng hẹp, phương tiện di chuyển thích hợp nhất vẫn là xe máy. Chẳng khó khăn gì chúng tôi hỏi mượn được một chiếc xe máy hiệu Jupiter của một nhà dân nằm kề lối ra cầu tàu. Anh chị chủ nhà cười tươi động viên trong lúc khách lạ còn ngại ngần: “Cứ mượn thoải mái đi, lúc nào về thì về, không phải tiền nong thuê mướn gì đâu”. Rồi tận tình chỉ đường cho chúng tôi lên núi.

Miệng núi Lửa:

Công trình hồ chứa nước xây tại miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới ở Lý Sơn là một công trình rất có ý nghĩa, phục vụ đời sống, sinh hoạt, góp phần đem lại vụ mùa bội thu cho những cánh đồng hành - tỏi của nhân dân xã An Hải.

Âm Linh Tự và mộ lính đội Hoàng Sa: 

Di tích này là nơi phụng thờ những “hùng binh Hoàng Sa” hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần 300 năm trước. Theo tài liệu gia phả dòng họ ở Lý Sơn, lính đội Hoàng Sa gồm 70 người đi trên 5 chiếc ghe bầu, hành trang của mỗi người lính là 1 đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi mây buộc dài và 1 thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán và phiên hiệu.

Cổng Tò Vò: 

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi meo theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn đam mê chụp ảnh khi đặt chân tới Lý Sơn, các bạn có thể cùng bạn bè tới đây để đón những khoảnh khắc khi bình minh lên hoặc khi hoàng hôn dần xuống.

Đỉnh Thới Lới:
Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.

Đảo Bé:

Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình đúng như tên gọi, có diện tích rất bé. Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao, và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.
Từ đảo lớn mỗi ngày đều có tàu sang đảo bé, chạy lúc 8h sáng rồi quay lại vào lúc 14h30 hàng ngày. Nếu đoàn bạn có nhiều người có thể thuê thuyền sang đảo bé cho chủ động.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét